“Tuyệt chiêu” phân biệt xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp
Ngày nay, đi song song với sự phát triển của công nghiệp hiện đại, các công trình xây dựng cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn để phục vụ nhu cầu đang thay đổi từng ngày. Dựa trên cơ sở đó, xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp trở thành yếu tố then chốt để làm nên các công trình, cơ sở hạ tầng, phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và cũng gắn liền với sự đi lên của một quốc gia. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra những điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại hình này nhé!
1. Định nghĩa xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp
Xây dựng dân dụng là một trong hai mảng chính của ngành xây dựng. Quy mô hoạt động của những công trình thuộc nhóm này thông thường sẽ là thiết kế, thi công, bảo trì những công trình tự nhiên và dân dụng. Chẳng hạn như nhà ở, trường học, bệnh viện, công trình giao thông…
Ảnh minh họa: Công trình xây dựng đang thi công
Hiện nay, các công trình xây dựng dân dụng không còn quá xa lạ với chúng ta, khi mà loại hình này không chỉ xuất hiện dưới hình thức nhà nước, mà còn có cả hình thức tư nhân, hoặc sự hợp tác giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau.
Xây dựng công nghiệp có khái niệm tương đồng với xây dựng dân dụng, tuy nhiên điểm khác biệt chính là ở quy mô hoạt động. Quy mô hoạt động thường là những nhà máy, xí nghiệp hay các khu công nghiệp, khu chế xuất…, nhưng nói chung, đó là nơi mà sẽ diễn ra các hoạt động sản xuất, khai thác, chế biến, xử lý…
>>> Xem thêm: Cơ khí chế tạo máy
Ảnh minh họa: Phối cảnh nhà máy TĂCN SVIETNAM - Tín Phát
2. Phân loại công trình
Xây dựng dân dụng sẽ bao gồm các ngành nghề:
- Ngành giáo dục: Trường học, trường dạy nghề, trường đại học…
- Y tế: Bệnh viện
- Thể dục thể thao: Sân vận động, nhà thi đấu, sân golf…
- Văn hóa: Trung tâm hội nghị, bảo tàng…
- Dịch vụ: Trung tâm thương mại, Resort…
- Giao thông: Nhà ga…
- Viễn thông
- Trụ sở cơ quan
- Công trình công cộng khác
Xây dựng công nghiệp thông thường được phân theo ngành thuộc lĩnh vực sản xuất. Cụ thể:
- Vật liệu xây dựng
- Khai thác: Khoáng sản kim loại, than…
- Công nghiệp
- Sản xuất hàng may mặc
- Chế biến thủy, hải sản
- Các công trình công nghiệp khác
Ảnh minh họa: Dự án TĂCN BIGRFEED Hưng Yên - Tín Phát
3. Những yêu cầu đối với xây dựng công nghiệp và dân dụng
Có thể nói, điểm giống nhau của công trình xây dựng công nghiệp, công trình xây dựng dân dụng, hay của tất cả các công trình xây dựng, chính là yếu tố chất lượng và an toàn luôn phải tồn tại song hành và ưu tiên đặt lên trên tất cả.
Tuy nhiên, trong trường hợp của các công trình xây dựng công nghiệp như những nhà máy, nhà xưởng, khu chế xuất, chế biến thường sẽ có diện tích thi công khá lớn, đồng thời cũng là khu vực sẽ được đưa vào sử dụng cho khâu chế biến, dây chuyền sản xuất, chế tạo,... nên yêu cầu sẽ có phần khắt khe hơn so với một số công trình xây dựng dân dụng.
Mặt khác, số lượng người làm việc xuyên suốt trong các phân xưởng, nhà máy cùng với máy móc thiết bị đều rất nhiều.
Do vậy, việc đảm bảo các tiêu chí an toàn về kỹ thuật là điểm mấu chốt, đặc biệt quan trọng. Nói như vậy không có nghĩa là công trình xây dựng công nghiệp thì cần đảm bảo an toàn, còn xây dựng dân dụng thì không, nhưng công trình xây dựng công nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến quá trình vận hành toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất sau này. Vì lẽ đó, mà các thông số kỹ thuật của các công trình xây dựng công nghiệp cũng sẽ phải đòi hỏi tính chính xác vô cùng lớn, nhằm đảm bảo cho toàn bộ quá trình vận hành sẽ không xảy ra sai sót nào, giảm thiểu những thiệt hại, và giảm rủi ro làm ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất.
Vừa rồi là những thông tin mà Tín Phát chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng với những điều chúng tôi đã chia sẻ, sẽ giúp bạn có thể phân biệt giữa xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp.
Liên hệ ngay với chúng tôi:
Công ty TNHH Cơ khí, Nội thất và Xây dựng TÍN PHÁT
Địa chỉ: Phường Yên Bắc, Thị xã Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam
Hotline: 0964 266 882 - 0989 442 708
Email: phamduytinphat@yahoo.com - cokhitinphat68@gmail.com